Đánh Giá Chi Tiết Bioshock Infinite: Burial at Sea – Episode 2

Burial At Sea – Khi Irrational Games “rời bỏ” thế giới dưới nước của Rapture trong hai phiên bản đầu tiên của dòng game để đến với “Thành phố trên mây” Columbia, nhiều game thủ “hoài niệm” cảm giác ngột ngạt, kinh dị của một thế giới tối tăm nên không thực sự đánh giá cao không khí tràn ngập ánh sáng của phiên bản Bioshock Infinite.

Kết quả là hai phần nội dung mở rộng Burial At Sea lần lượt được tung ra “chiều lòng” các fan trung thành của dòng game. Trong phiên bản Burial at Sea – Episode 2 vừa ra mắt, game thủ một lần nữa được dấn thân vào cuộc phiêu lưu trong “thế giới ngầm” Rapture trong vai Elizabeth, để tìm hiểu thêm về sự hình thành của Columbia – thành phố của những tham vọng “điên cuồng” không kém gì Rapture.

Kinh Dị Theo Kiểu Truyền Thống

Rời xa Columbia tràn ngập ánh mặt trời, người chơi sẽ lại theo chân Elizabeth “xâm nhập” biển khơi để đi vào thành phố Rapture đầy u ám. Khác với hai phiên bản đầu tiên của dòng game, Burial at Sea – Episode 2 mang người chơi đến một góc nhỏ khác của thành phố. Cốt truyện trong Burial at Sea – Episode 2 vẫn theo mô-tuýp cũ, tràn đầy những mảnh vụn vặt ký ức, vẫn đầy tuyệt vọng mà người chơi tìm hiểu dần qua những mảnh nhật ký rải rác khắp màn chơi để ghép nên một bức tranh hoàn chỉnh.

Câu Chuyện Hấp Dẫn Và Kinh Dị

Burial at Sea – Episode 2 mang đến cho game thủ những trải nghiệm kinh dị theo kiểu “truyền thống” với những tuyến nhân vật “điên” đúng nghĩa. Bạn sẽ lại được trải nghiệm lại không khí đổ nát thê lương của Rapture với những biểu hiện huy hoàng một thời, những khung cảnh âm u tăm tối với các mối đe dọa sẵn sàng nhảy bổ về phía bạn, tái tạo lại một cảm giác kinh sợ “kinh điển” trong hai phiên bản đầu tiên vốn thiếu vắng trong phần chơi chính của Bioshock Infinite.

READ  Warhammer 40K Shootas, Blood & Teef - Cuộc chiến của những tên Ork hiếu chiến
Burial at Sea - Episode 2
Elizabeth trong Rapture

Hiệu Quả Của Ánh Sáng Và Lối Chơi

Mặc dù có rất ít cải tiến trong engine của game so với hai phiên bản đầu tiên do cùng sử dụng nền Unreal Engine 3, nhưng thủ pháp phân phối ánh sáng trong Burial at Sea – Episode 2 lại tạo ra ấn tượng mạnh hơn dù đặt trong cùng một bối cảnh. Các khung cảnh được phân chia với sự đan xen giữa các nguồn sáng mạnh và những khu vực tăm tối tạo nên những cảm giác đối lập rõ nét.

Ánh Sáng Tạo Hình Ấn Tượng

Cách phân phối ánh sáng này tạo nên sự mờ mịt, khó chịu khi bị vây hãm giữa bốn bề bóng tối, buộc người chơi phải “bấu víu” vào những nguồn sáng mạnh ít ỏi còn sót lại trong những khung cảnh hoang tàn. Khi bị “ép buộc” phải di chuyển chậm chạp trong những góc khuất và bóng tối, cảm giác “kinh dị” trở nên mạnh mẽ hơn so với việc chỉ sử dụng đơn thuần ánh sáng lập lòe như trong hai phiên bản đầu tiên.

Thêm vào đó, lối chơi của Burial at Sea – Episode 2 cũng khuyến khích người chơi “lén lút” khi đưa ra rất nhiều “phần thưởng” (achievements) nếu có thể “êm ắng” đi qua các màn chơi. Thậm chí Burial at Sea – Episode 2 còn sở hữu chế độ “1998 mode” buộc người chơi không được sử dụng bất kỳ loại vũ khí “nóng” nào.

Âm Nhạc Kích Thích

Âm nhạc cũng là một điểm sáng trong Burial at Sea – Episode 2 khi hầu hết những bản nhạc thịnh hành ở thập niên 50-60 được “đệm” vào mạch game đúng lúc và đúng chỗ. Điểm độc đáo của thủ pháp sử dụng âm nhạc trong dòng game để tạo “không khí” vẫn được phát huy triệt để, thậm chí những bản nhạc vui tươi khi được phát ra rền rĩ từ các bộ loa cũ kỹ trong một khung cảnh hoang tàn đã “tiếp tay” tạo nên cảm giác rờn rợn, thê lương, lạnh lẽo. Những trường đoạn hành động nhanh cũng được thúc giục bằng những đoạn nhạc có tiết tấu nhanh, dồn dập rất dễ dàng đẩy cảm xúc người chơi lên cao trào.

READ  Tales of Arise Sự Hồi Sinh Của Dòng Game JRPG Kinh Điển
Burial at Sea - Episode 2
Khung cảnh tối Rapture

Đồ Họa Và Lối Dẫn Chuyện

Đồ Họa Lỗi Thời

Dù cho đội ngũ họa sĩ của Irrational Games đã rất cố gắng thể hiện mức độ nghệ thuật của dòng game BioShock nói chung và Burial at Sea – Episode 2 nói riêng, nhưng không thể phủ nhận được là nền tảng đồ họa của game không bắt kịp với phát triển của thời đại. Nền tảng đồ họa gần như không có nhiều thay đổi so với phiên bản đầu tiên ra mắt vào năm 2007, Burial at Sea – Episode 2 vẫn cho thấy những mô hình khá “cứng” từ biểu hiện khuôn mặt cho đến các chuyển động hay động tác chiến đấu. Nếu đã quá quen (hay thậm chí là “nghiện”) những hành động mượt mà của những game mới ra mắt gần đây thì những mô hình trong Burial at Sea – Episode 2 khá giống với “những con búp bê di động”.

Cốt Truyện Phức Tạp

Mặc dù cách dẫn chuyện theo lối rời rạc (fragmented) đang là trào lưu văn học trong 10 năm trở lại đây và cũng là điểm nhấn của dòng game về mặt cốt truyện, nhưng khi quá “phân mảnh” nó vào những mẩu chuyện vụn vặt xung quanh buộc người chơi phải “vắt óc” suy đoán thì không phù hợp cho lắm với một game hành động. Kết quả là cốt truyện trở nên khó hiểu đối với những fan “thuần” hành động, càng làm cho Burial at Sea – Episode 2 trở nên rối rắm, phức tạp hơn.

READ  Đánh Giá Game Pillars of Eternity II: Deadfire

Thông Tin Và Cấu Hình Cần Thiết

Sản xuất: Irrational Games
Phát hành: 2K Games
Thể loại: Hành động
Ngày ra mắt: 25/03/2014
Hệ máy: PC, PS3, Xbox 360

Cấu Hình Tối Thiểu

  • Hệ điều hành: Windows 7 64-bit
  • CPU: Core™ 2 Duo E8200 2.66 GHz | Phenom™ X3 8750 2.4 GHz
  • RAM: 2GB
  • VGA: NVIDIA® GeForce™ GTS 450 | ATI® Radeon™ HD 5870
  • HDD: 20 GB

Cấu Hình Thử Nghiệm

  • Hệ điều hành: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: Intel Core i7 8700
  • RAM: 16GB
  • VGA: ASUS AMD RX 5600XT Gaming X3 EVO
  • SSD: Gigabyte 240GB SSD

Lưu ý: Yêu cầu phải có bản game Bioshock Infinite cài đặt trước.

Trong quá trình trải nghiệm Burial at Sea – Episode 2, bạn sẽ tìm thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa phong cách kinh dị truyền thống và hiện đại. Dù có những hạn chế về đồ họa và cốt truyện khó hiểu, đây vẫn là một phần game không thể bỏ qua đối với fan của dòng game BioShock. Hãy để lại bình luận và chia sẻ trải nghiệm của bạn về Burial at Sea – Episode 2 bên dưới và đừng quên khám phá thêm nhiều nội dung hấp dẫn khác trên trieuhoisuafk.vn!

Related Posts

King Arthur: Knight's Tale - Đánh Giá Game

Đánh Giá Game King Arthur Knight’s Tale Thế Giới Vua Arthur Sống Động

Trong nền văn học phương Tây, ít có câu chuyện nào lôi cuốn và truyền cảm hứng hơn về vị vua Arthur huyền thoại, cùng với lâu đài Camelot và…

Read more
Sayonara Wild Hearts

Sayonara Wild Hearts một hành trình cảm xúc qua âm nhạc và hình ảnh

Âm nhạc luôn là một yếu tố quan trọng trong các tựa game, và Simogo – một studio độc lập từ Thụy Điển – đã chứng tỏ điều đó bằng…

Read more
Jump Force

Đánh Giá Jump Force Liệu Có Xứng Đáng Để Kỳ Vọng?

Bạn có phải là người hâm mộ những bộ truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản? Nếu vậy, Jump Force – tựa game đối kháng được phát triển bởi Bandai…

Read more
Splinter Cell: Blacklist

Đánh Giá Splinter Cell: Blacklist Một Bước Tiến Mới Cho Thể Loại Hành Động Bí Mật

Game hành động bí mật (stealth-action) hiện đang chịu sự ảnh hưởng rõ rệt từ xu hướng đơn giản hóa trong ngành công nghiệp game hiện đại. Trong khi một…

Read more
The Last Stand: Aftermath

The Last Stand: Aftermath – Sự Chuyển Mình Đột Phá Trong Thể Loại Game Sinh Tồn Zombie

Nếu bạn đã từng có một thời chơi game trên các trang web sử dụng Adobe Flash như Newgrounds, thì The Last Stand chắc không phải là một cái tên…

Read more
Tainted Grail: Conquest Lối chơi "dễ ghiền" - Nhân vật và NPC

Đánh Giá Tainted Grail: Conquest Từ Thành Công Đến Thử Thách

Trong mọi sản phẩm, cốt lõi và “ý đồ thiết kế” luôn quan trọng hàng đầu. Điều này giúp thể hiện ý tưởng của nhà sáng tạo và truyền tải…

Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *