Trong mọi sản phẩm, cốt lõi và “ý đồ thiết kế” luôn quan trọng hàng đầu. Điều này giúp thể hiện ý tưởng của nhà sáng tạo và truyền tải thông điệp tới người tiêu thụ, khách hàng hay khán giả. Tựa game Tainted Grail: Conquest
của Awaken Realms Digital đã đạt được điều đó bằng cách kết hợp yếu tố ngẫu nhiên trong thiết kế Rogue-like, mang đến trải nghiệm mới lạ và khác biệt cho mỗi lần chơi lại.
Bạn Sẽ Thích
Lối Chơi “Dễ Ghiền”
Giống như Slay the Spire
, Tainted Grail: Conquest
là một tựa game nhập vai với lối chơi cốt lõi xoay quanh việc xây dựng bộ bài (deck building). Người chơi có thể kiểm soát các hành động và kỹ năng nhân vật bằng cách đưa các thẻ bài vào bộ bài của mình. Tuy nhiên, yếu tố ngẫu nhiên vẫn tồn tại khi mỗi lượt chỉ được rút một số bài cố định.
Người chơi có thể chọn một trong 9 lớp nhân vật (mới đầu chỉ được chọn mặc định Wyrd Hunter, các lớp khác sẽ mở khóa dần sau đó) với lối chơi, nội tại và bộ kỹ năng hoàn toàn khác biệt. Qua những cuộc hội thoại khéo léo, người chơi sẽ dần dần khám phá ra bí mật của thế giới hư ảo mà mình lạc vào, “cứu” thêm các NPC khác nhau và mở khóa các thẻ bài và trang bị mạnh mẽ hơn.
Là một tựa game Rogue-like, Tainted Grail: Conquest
sắp xếp các trận đánh và tình huống một cách “ngẫu nhiên có ý đồ”, mang đến sự phong phú và không giống nhau cho mỗi lần chơi. Người chơi cần chú ý đến hành động của đối thủ, dự đoán và đưa ra các hành động phù hợp. Với các lớp nhân vật phong phú và biến hóa đa chiều, người chơi có nhiều lựa chọn từ khâu xây dựng trang bị, kỹ năng cho đến bộ bài đặc thù.
Hình – Âm Xuất Sắc!
Khác với Slay the Spire
, tinh thần của Tainted Grail: Conquest
được thể hiện thông qua một thế giới 3D gothic âm u, tăm tối. Giao diện chính diễn ra trong một ngôi làng hoang vu, càng về sau càng trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn khi người chơi cứu được thêm các NPC.
Các mô hình nhân vật và quái vật được thiết kế tỉ mỉ, truyền tải trọn vẹn hệ quả của những hành động trong game. Phần âm của trò chơi cũng không kém phần xuất sắc với giọng đọc dẫn truyện hay giọng hội thoại của các NPC truyền cảm.
Bạn Sẽ Ghét
Một Tựa Game Chưa Hoàn Chỉnh
Dù sở hữu nhiều ưu điểm, Tainted Grail: Conquest
cũng có không ít khuyết điểm. Đầu tiên là sự cân bằng khá tệ trong game. Độ khó có tính “nhảy vọt” khiến những lần chơi sau trở nên kém hứng thú và đôi khi người chơi cảm thấy như “chịu tội”. Sự chênh lệch về thang sức mạnh của các lớp nhân vật tạo ra các tình huống khó thắng.
Thêm vào đó, việc điều khiển nhân vật di chuyển qua các lối đi trên bản đồ cũng gặp vấn đề. Nhiều lỗi lặt vặt đến lớn như văng game, mất tập tin lưu, và FPS trồi sụt thất thường vẫn còn tồn tại ngay cả khi game đã ra mắt chính thức.
Kết Luận
Tainted Grail: Conquest
là một tựa game có nhiều điểm mạnh nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít thử thách. Dẫu vậy, đây vẫn là một lựa chọn đáng thử cho những ai yêu thích thể loại Rogue-like và deck building. Hãy để lại bình luận, chia sẻ bài viết hoặc khám phá thêm các nội dung khác trên trang web của chúng tôi để cùng nhau thảo luận và khám phá thêm về Tainted Grail: Conquest
! Hãy truy cập trieuhoisuafk.vn để đọc thêm nhiều bài viết đánh giá game hấp dẫn khác!